Lượt xem: 595
Hội thảo mô hình sản xuất rau an toàn thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng”
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp sạch đang được các ngành, các cấp đến nông dân quan tâm và có vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng coi trọng và chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất các loại rau màu ứng dụng công nghệ cao, các cơ sở hạ tầng được đầu tư và từng bước được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Nhằm thông tin đến quý vị đại biểu một số kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người dân và định hướng xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm rau an toàn phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong thời gian tới, sáng ngày 17/12/2019 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ tưới tự động vào sản xuất rau an toàn thuộc dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động vào sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng”, tại ấp Phú Tân, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đến tham dự Hội thảo có ông Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Thành Phụng - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị; Hợp tác xã Nông nghiệp rau màu Phú Thành huyện Thạnh Trị và 20 hộ nông dân của xã Phú Tân, Vĩnh Lợi, Tuân Tức, Thạnh Tân và thị trấn Phú Lộc.

Tại Hội thảo, các đại biểu được tham quan mô hình nhà lưới của ông Nguyễn Văn Lâm, tại ấp Phú Tân, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị. Hiện tại, mô hình đang trồng cải xà lách và cải thìa vụ 2, cải thìa đang chuẩn bị thu hoạch và cải xà lách trong giai đoạn phát triển và nghe nhóm thực hiện dự án trình bày một số nội dung đã thực hiện: Tiếp nhận Quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động; Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới tự động thông qua điều khiển bằng điện thoại di động (giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà lưới để đưa ra cảnh báo khi vượt ngưỡng cài đặt và kích hoạt hệ thống tưới) với diện tích 500 m2/nhà lưới.

Kết quả thu hoạch cải xà lách và cải thìa đợt 1: Cải xà lách đạt 544 kg/250 m2; cải thìa đạt 520 kg/m2 với giá tiêu thụ tại thời điểm thu hoạch tương ứng với cải xà lách và cải thìa là 10.000 đồng/kg và 8.000 đồng/kg, hộ thực hiện mô hình thu được lợi nhuận là 4.511.400 đồng/500m2 sau khi đã trừ chi phí; khấu hao nhà lưới và hệ thống tưới phun. 

Sau khi xem mô hình và báo cáo kết quả tại Hội thảo, các đại biểu tham dự có ý kiến trao đổi xoay quanh các vấn đề về vốn đầu tư, giá cả và đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các đại biểu còn đề xuất với lãnh đạo các cấp quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương để nhân rộng mô hình trong thời gian tới và có biện pháp hỗ trợ cho người dân trong tiêu thụ sản phẩm để người dân an tâm sản xuất.

Qua các ý kiến trao đổi của các đại biểu, ông Dương Vĩnh Hảo - Phó Giám đốc Sở KH&CN đề nghị đơn vị chủ trì và Chủ nhiệm dự án tiếp tục hoàn thiện các nội dung còn lại theo Hợp đồng đã ký và Thuyết minh được duyệt. Đồng thời, địa phương cũng cần có kế hoạch hướng dẫn người dân sản xuất rau an toàn với quy mô lớn để liên kết với các siêu thị hoặc các bách hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Kết quả của mô hình còn là điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho người dân địa phương và vùng lân cận; giúp cho hộ sản xuất giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, thời gian tưới ngắn và đặc biệt là có hệ thống cảm biến tự động thuận tiện cho việc điều khiển nhu cầu tưới nước từ xa thông qua điện thoại di động; cảm biến tự động kích hoạt hệ thống tưới khi nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra, mô hình của dự án còn hạn chế được các côn trùng gây hại, sản phẩm đạt chất lượng về mặt cảm quan cũng như không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm so với phương pháp trồng truyền thống của người dân địa phương, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Lưu Thị Kiều Oanh
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1786391
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.